Ư NGHĨA LỄ VU
LA
N



Hàng năm cứ vào độ trăng tṛn tháng Bảy âm lịch, tức khoảng trung tuần tháng Tám dương lịch là ngày lễ Vu Lan trở về.  Vào ngày này các chùa Việt Nam và Trung Hoa thường thiết lễ rất trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá văng được siêu sanh tịnh độ, cùng là được nghe các thầy giảng về ư nghĩa lễ Vu Lan và đạo hiếu của người con đối với các bậc sinh thành. 

Lễ Vu Lan chính thức được bắt nguồn từ một bản kinh ngắn của Phật Giáo Đại Thừa "Phật Thuyết Kinh Vu Lan Bồn", do ngài Trúc Pháp Hộ dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán vào đời Tây Tấn, tức khoảng năm 750-801 sau Công Nguyên và được truyền từ Trung Hoa vào Việt Nam, không rơ từ năm nào. 

Chữ Vu Lan, vốn phiên âm từ tiếng Sanscrit: Ullambana, Hán dịch là giải đảo huyền, có nghĩa là “cứu nạn treo ngược”.  Giải có nghĩa là gỡ ra cho khỏi ớng mắc, cởi trói buộc, giải mê lầm.  Đảo là ngược, cũng có nghĩa bóng là những hành động điên đảo gây nên do sự thấy biết sai lầm, như việc phải cho là quấy và việc quấy cho là phải; do đó tạo nghiệp dẫn đến cảnh khổ.  Huyền là treo.  Đảo huyền là treo ngược, đầu trở xuống đất, chân đưa n trời.  Cụm từ “giải đảo huyềnnghĩa là cởi trói cho người bị treo ngược, gỡ cho họ khỏi gông cùm xiềng xích, khỏi khổ đau ách nạn.  Sâu xa, giải đảo huyền c̣n có nghĩa là giải thoát khỏi tất cả những mối phiền năo, những dây luyến ái đă từng trói buộc cái tâm đi luân hồi, giải thoát khỏi sự trói buộc cuả tâm tham, tâm sân và tâm si. 

Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Đề, bèn dùng thần thông kiếm t́m mẫu thân, th́ thấy bà đang ở cơi ngạ quỷ vô cùng đói khổ. Ngài đem cơm đến dâng mẹ, nhưng mẹ ngài khi được cơm th́ ḷng tham nổi n, sợ người khác trông thấy mà đến dành giựt hay xin bớt, cho nên bà một tay che bát cơm lại, một tay bốc ăn.  Bởi ḷng tham lam độc ác trong tiền kiếp nổi bừng n, nên cơm đưa vào miệng liền biến thành  than hồng không ăn được.  Ngài vô cùng thương xót mà không biết làm sao cứu, bèn trở về thưa với Phật, xin ngài từ bi chỉ dạy phương pháp cứu độ mẹ.  Phật dạy rằng vào ngày trăng tṛn tháng bảy, tức là ngày lễ Tự Tứ [1] của chư Tăng, sau ba tháng an cư kết hạ thanh tịnh, hăy sắm lễ vật và thỉnh chúng Tăng để cúng dường, nhờ sự chú nguyện của chúng Tăng th́ mẹ Ngài sẽ được gỉai thoát.  Ngài Mục Kiền Liên tuân theo lời Phật dạy, thỉnh chúng Tăng chú nguyện và nhờ đó mẹ ngài, bà Thanh Đề đă được sanh về cơi trời. 

H́nh ảnh bà Thanh Đề chụp ngay bát cơm khi ngài Mục Kiền Liên dâng n, một tay che không cho người khác thấy v́ sợ bị giựt, một tay bốc ăn, nói n cái tâm mê muội tham lam của con người và h́nh ảnh khi bà vừa đưa tay bốc cơm th́ cơm hoá thành than hồng cháy đỏ, bụng đói mà không sao ăn được, nói n cảnh giới địa ngục. Thật ra ba cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh hay c̣n gọi là ba đường ác, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong con người chúng ta.  Bất cứ lúc nào
chúng ta nóng giận là lửa địa ngục sân hận bừng cháy.  Bất cứ khi nào tham dục nảy sinh trong tâm ta là chúng ta sống trong cảnh giới ngạ quỷ.  Địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh là những nơi thọ quả báo của những chúng sanh gieo trồng nhân tham lam, sân hận và si mê.  Nếu con người không chế ngự được ba thứ độc dược này th́ luôn luôn sống trong toan tính, rồi từ đó ăn không ngon, ngủ không yên, triền miên đau khổ phiền năo, luôn sống trong ác mộng và cuộc đời biến thành địa ngục lúc nào không hay biết.  Quả là như thế, con người khi tham mà không được th́ hay nổi sân và mỗi khi tham và sân chế ngự được tâm chúng ta th́ chúng ta không c̣n kiểm soát được lời nói, ư nghĩ và việc làm nữa, do đó tâm thần trở nên bất an, xao động và hỗn loạn, nói những lời không nên nói, làm những việc không nên làm, và mang nhiều tư tưởng xấu xa đen tối.  Nói cách khác, ta đang sống trong cảnh giới địa ngục vậy. 

Thật ra, tâm bà Thanh Đề cũng có thể là tâm mẹ quá khứ của chúng ta và cũng có thể là tâm tham sân si của chính ḿnh.  V́ thế, muốn được siêu thoát, ngoài yếu tố chính là cọng lực chú nguyện của chư Thánh Tăng tác động n tâm bà Thanh Đề, th́ tâm bà Thanh Đề hay tâm mẹ quá khứ của chúng ta phải tự thức tỉnh, tự chuyển tâm sám hối lỗi lầm.  Một khi tâm chuyển là cảnh giới địa ngục của chính ḿnh tan ră, tựa như ánh sáng xoá tan màn đêm đen tối.  Nếu không tự thức tỉnh, không tự chuyển hoá tâm, th́ sức chú nguyện của chư Thánh Tăng cũng không thể nào cảm ứng để mà giải cứu được, bởi v́ đối với Phật giáo, việc tái sinh đă không do một đấng sáng tạo mà do theo luật nhân quả tác động th́ việc cứu độ vong linh cũng thế, cũng tuỳ thuộc vào luật nhân quả, chứ không thể cầu khẩn một đấng thần linh nào cứu được.  Sở dĩ bà Thanh Đề thoát khỏi cảnh giới địa ngục, sinh về cơi trời là do sức mạnh bởi sự chú nguyện của chư Thánh Tăng và do sự tự thức tỉnh của bà Thanh Đề.  Khác với sự cầu nguyện nơi một số tôn giáo khác, chú nguyện là tập trung hết năng lượng tư tưởng của ḿnh vào một điều ǵ ḿnh muốn cho tha nhân.  Năng lực được tập trung lại đó có thể làm thay đổi t́nh thế như tia sáng Laser ngày nay do sự hội tụ của ánh sáng có thể đốt cháy được một vật ở rất xa ngoài không gian. Một ví dụ điển h́nh khác là các nhà thôi miên, bằng sự tập trung tư tưởng vào một người, có thể nâng người đó n hay di chuyển thân người đó dễ dàng. Đây là vấn đề sức mạnh của tư tưởng mà các nhà khoa học hiện đại đều công nhận.  Các cao Tăng hay c̣n gọi là thanh tịnh Tăng, sau thời gian ba tháng an cư thiền định thường có tâm lực rất mạnh, dễ dàng tác động vào tâm của bà Thanh Đề khiến bà thấu rơ tội ác của ḿnh trong quá khứ và nổi niệm sám hối, chuyển đổi tâm niệm, từ tâm ích kỷ tham lam độc ác, thành tâm vị tha quảng đại. Hễ tâm thay đổi th́ ngay đó cảnh giới địa ngục khổ sở tan ră, theo như câu: "Tội tuỳ tâm sinh, tội tùng tâm diệt" hay "khổ tuỳ tâm sinh, khổ tùng tâm diệt". Nhờ vậy bà thoát khỏi cảnh giới ngạ quỷ, rời khỏi chốn địa ngục tối tăm cực khổ mà sinh vào cảnh giới an lành, không có sự can thiệp của thần linh nào vào đây cả.  Ngài Mục Kiền Liên, tuy là bậc thần thông đệ nhất nhưng với đạo lực một ḿnh vẫn không thể nào thay đổi được luật nhân quả, cứu vớt nổi mẫu thân, nên đă phải nhờ đến sức chú nguyện tập thể của mười phương Tăng trong ngày Tự tứ. 

Chúng ta cũng cần nhớ rằng kinh Phật thường có vô lượng nghĩa, để khế hợp với vô lượng tâm chúng sanh.  Đức Phật là bậc đại từ đại bi, sau khi giác ngộ, Ngài trực nhận ra rằng tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, nhưng chỉ v́ bị ba thứ độc hại: tham, sân và si lôi kéo mà bị dẫn đi trong luân hồi, như trường hợp bà Thanh Đề. Ngài muốn trải ruộng phước cho chúng sinh trồng xuống cây bố thí, đó là cánh cửa đầu tiên để cho chúng sinh tập hạnh xả bỏ, bớt đắm nhiễm vào của cải, bớt tham lam bỏn sẻn, cho nên Ngài dùng phương tiện thiện xảo dạy chúng sinh thực hiện pháp cúng dường chư Tăng, vừa tạo duyên lành cho Phật tử gieo trồng nhân thiện, vừa dạy cư sĩ thực hiện nhiệm vụ hộ tŕ Tam Bảo, ngơ hầu chư Tăng ni có được đầy đủ vật dụng cần thiết mà an tâm tu hành cho tới giác ngộ, để tiếp tục trao truyền ngọn đèn chánh pháp, độ thoát cho hết thảy chúng sanh khỏi sanh già bệnh tử. 

Tưởng cũng nên biết, trong dịp lễ hội Vu Lan, ngoài việc tụng kinh cầu siêu, thiết lễ cúng dường trai tăng tại các tự viện c̣n là ngày xá tội vong nhân. Đó là ngày tha thứ mọi lỗi lầm, ngày ăn năn, sám hối, mong được tha thứ lỗi lầm. Nhờ ư nghĩa tha thứ những lỗi lầm đó nên cũng chính ngày này chư Tăng, Ni thành tâm chú nguyện cho các vong linh sớm thoát khỏi những kiếp khổ đau. Ngày xá tội vong nhân được dân gian gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồnLễ cúng cô hồn được truyền từ Ấn Độ vào Trung Hoa vào thời Đường và được truyền sang nước Việt từ năm 1302, [02] sau đó lễ này rất thịnh hành vào thời đại Phật Gíao nhà Trần qua việc tổ chức các trai đàn chẩn tế, gọi là “diệm khẩu phổ thí pháp hội”nghĩa là những đại hội về Phật Pháp để bố thí thức ăn cho loài quỷ đói.  Phép này được thực hành trên căn bản một tác phẩm tên là “Thí Chư Ngạ Quỷ Ẩm Thực Cập Thủy Pháp” do Bất Không dịch vào thế kỷ thứ tám, đời Đường [03].  Theo sự tích th́ một đêm A Nan Tôn Giả, đệ tử Phật, thấy một con quỷ đói tên là Diệm Khẩu xin A Nan cho ăn cơm. A Nan hỏi Phật, nhân đó Phật chỉ bày phương pháp thí thực cho ngạ quỷ tức là quỷ đói. 

Lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng Ngày Rằm. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.   Dần dà về sau tại miền Nam Việt Nam, tập tục cúng cô hồn này biến thể từ h́nh thức đến nội dung, chuyển từ khuôn viên chùa ra ngoài dân gian và được lan rộng tổ chức tại các xí nghiệp thương mại và tại các công ty tư lập theo truyền tụng rằng, ngày này cửa địa ngục rộng mở, ngạ quỷ được phóng thích, nên cúng tế chúng để được buôn may bán đắt, tai qua nạn khỏi.  Ngày xưa cúng cháo hoa và vàng mă cho cô hồn, canh ốc nhồi nấu với chuối xanh cho người sống; ngày nay giết gà, mổ ḅ, mổ heo làm cỗ linh đ́nh gọi là cúng cô hồn nhưng thực là cúng cho người sống.  Là Phật tử chúng ta không nên đi theo vết ṃn xưa cũ, chỉ nên cúng chay theo truyền thống mà không nên giết hại súc vật và nên phát tâm bố thí đến những người nghèo khổ cùng là phóng sinh để báo hiếu cho cha mẹ ông bà quá văng. 

BBT
http://www.thuvienhoasen.org

 

Chú thích: 
[01] Mùa Hạ ở Ấn Độ thường mưa nhiều, là mùa côn trùng sinh sản, nên đức Phật không muốn cho chúng Tăng đi lại nhiều, giẫm đạp n chúng.  Ngài đại từ đại bi, c̣n không muốn cho các côn trùng bị nuốt vào bụng người mà chết, nên chư tăng ni đều phải có đồ lọc nước để cứu chúng trước khi uống nước.  V́ thế mới có lệ chư Tăng Ni an cư ba tháng Hạ trong chùa, hay tịnh xá, để học hỏi giáo pháp và tự thanh tịnh tâm.  Do đó, trong ba tháng này, Phật tử đem vật thực đến cúng dường tại chùa, v́ các sư không đi từng nhà khất thực. 

[02] Nguyễn Lang, Việt nam Phật Giáo Sử Luận Tập I, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội 1979: http://www.thuvienhoasen.org/vnphatgiaosuluan1-16.htm 

[03] Kinh Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni


Nguồn: Thư Viện Hoa Sen


                                                               (Tranh cuả www.nguoiaolam.net)



Báo hiếu theo Kinh Vu Lan



   Mùa Vu lan về gợi nhắc chúng ta nhớ đến ông bà tổ tiên, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc đang hiện hữu hoặc không c̣n hiện hữu trên cuộc đời này. Thật vậy, dân tộc chúng ta có truyền thống cao đep là kính trọng ông bà cha mẹ đang hiện hữu và cả ông bà cha mẹ đă qua đời.

Đối với cha mẹ c̣n hiện tiền, con cháu phải chăm sóc, phụng dưỡng; không làm tṛn việc này là phạm tội bất hiếu. Với người thân đă khuất bóng, phải thờ cúng, làm việc thiện, hoặc giữ trai giới để cầu nguyện cho vong linh được sinh về thế giới an lành.


 Trong Phật giáo, hiếu hạnh được quan tâm đặc biệt. Đức Phật dạy rằng không có tội nào lớn hơn tội bất hiếu và không có phước nào lớn hơn là làm tṛn hiếu hạnh. Với truyền thống báo hiếu, nhân dân ta cảm nhận sâu sắc hiếu hạnh của ngài Mục Kiền Liên đă cứu mẹ thoát khỏi cảnh giới ngạ quỷ được ghi trong kinh Vu Lan Bồn. V́ thế mà kinh Vu Lan được nhiều người đọc tụng, nhất là trong mùa Vu lan.


Theo kinh Vu Lan, Đức Phật dạy rằng phải nhờ định lực của chư Tăng thanh tịnh mới cứu được vong hồn của cha mẹ tội lỗi đang bị đọa ở chốn đau khổ nhất, là địa ngục và việc cầu siêu nên tổ chức trong mùa an cư của chư Tăng, đó cũng là mùa Vu lan. V́ trong mùa này, chư Tăng cấm túc an cư, tŕ giới thanh tịnh, đức hạnh cao dày, tạo thành đạo lực mạnh có khả năng cảm hóa được vong hồn đau khổ, bơ vơ ở cơi âm.


“… Hoặc người thọ hạ kinh hành, chẳng ham quyền quư ẩn danh lâm ṭng, hoặc người đặng lục thông tấn phát và những hàng Duyên giác, Thanh văn, hoặc chư Bồ tát mười phương, hiện h́nh làm săi ở gần chúng sanh, đều tŕ giới rất thanh rất tịnh, đạo đức dày chánh định chơn tâm…”.


Đó là mẫu người tu chân chính mà Đức Phật nói với Mục Kiền Liên, hay chỉ cho chúng ta nương nhờ, cúng dường, để họ cầu nguyện mới cứu thoát được vong linh khỏi chốn u đồ và phải đúng mùa an cư, hay mùa Vu lan, chư Tăng tập trung nỗ lực tu hành thanh tịnh mới có định lực siêu độ vong linh.

Đặc biệt là đất nước chúng ta phải trải qua hai cuộc chiến tranh quá khốc liệt trong thời cận đại, khiến chúng ta vẫn luôn hướng tâm thương nhớ, kính quư những vong hồn của các chiến sĩ và đồng bào đă hy sinh trong chiến tranh v́ độc lập Tổ quốc, hoặc chúng ta cũng trang trải t́nh thương đến những người phải chết v́ thiên tai, v́ dịch bệnh… V́ vậy, chúng ta thường lập đàn cúng chẩn tế cô hồn từ ngày 15 đến 30-7, nhờ lực gia tŕ của chư Tăng thanh tịnh để giải trừ oan khiên cho các vong hồn hết sầu khổ, được an vui, được no ấm và đươc tái sinh vào cảnh giới an lành.


Trong mùa Vu lan, thực hiện sự báo hiếu theo lời Phật dạy, chúng ta cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ, cha mẹ đă khuất bóng hay cha mẹ hiện tiền, cũng cầu siêu cho tất cả các chiến sĩ trận vong và oan hồn uổng tử.


Song song với việc nhớ nghĩ đến người đă quá văng, chúng ta cần thể hiện ḷng biết ơn đối với những thương binh đă hy sinh một phần thân thể cho đất nước, cũng như giúp đỡ những đồng bào c̣n nhiêu khó khăn trong cuộc sống trên mọi miền đất nước.


Thực hiện được như vậy, chúng ta đă thể hiện được mẫu người đệ tử Phật hiện hữu trên cuộc đời v́ lợi ích, v́ an lạc cho nhiều người.  

HT Thích Trí Quảng
Nguồn:http://www.giacngo.vn/chude/vulan2008/2008/08/21/56C058/



MÙA  VU LAN NGHĨ VỀ CHA MẸ
QUA MẤY VẦN THƠ THƯ PHÁP

Thích Hạnh Tuệ


Cứ mỗi độ Vu Lan về, người con Phật khắp muôn nơi hướng vọng về hai đấng sinh thành Cha và Mẹ để tưởng niệm đến công đức sinh thành trời biển. Đă một thời, Cha và Mẹ đó đă sinh ta, nuôi ta, dạy ta… trưởng thành như ngày hôm nay. Nếu không có Cha và Mẹ th́ c̣n nói ǵ đến sự nghiệp, công danh, tiền tài, vợ chồng, con cái… vốn là những cái tạo nên danh phận của con người trong xă hội. Nếu không có Cha và Mẹ th́ c̣n có ai tồn tại trên cơi đời nầy nữa đâu. Cha và Mẹ đó như thể là trời, là đất, là dưỡng khí, là ánh nắng, là mưa rào, là cọng rau, là ngọn cỏ… để từ đó mỗi người con được sinh ra, được che chở, được nuôi lớn, được thụ hưởng, được thành đạt… trong đời.

“Tháng sáu buôn nhăn bán trâm, tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân.” Mùa Vu Lan lại về. Tiết Vu Lan lại đến. Xôn xao từ đầu làng, đến cuối xóm; rộn ră từ thôn quê đến thị thành; từ nền văn hóa truyền thống Phật giáo ở các nước phương Đông đến nền văn hóa Phật giáo lan truyền ra hải ngoại phương Tây, đâu đâu cũng thiết lễ Vu Lan Thắng Hội, đâu đâu cũng thiết lễ trai đàn Bạt độ vong nhân. Nương nhờ oai lực của Tam Bảo, Cha Mẹ hiện đời được phước thọ tăng long, bồ đề tâm tăng trưởng; Cha Mẹ đă quá văng được siêu thăng vào thế giới an lành; chư vị hương linh chiến sĩ trận vong, chư âm linh cô hồn cũng có được bữa ăn no đủ, không bị đọa đày, tra khảo và được thọ sanh không c̣n vất vưởng.

Nói đến mùa Vu Lan là nói đến Cha và Mẹ. “Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao.” Hay: “Vạn cổ t́nh thâm ân cúc dục, thiên thu nghĩa trọng đạo sinh thành.” Mà ca dao Việt Nam đă bao lần nhấn mạnh rằng: “Cảm ơn chín chữ cù lao, sinh thành kể mấy non cao cho vừa.” Hay “Cảm ơn chín chữ cù lao, ba năm nhủ bộ biết bao nhiêu t́nh.” Sinh (đẻ ra), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), dục (dạy dỗ), súc (nuôi cho bú mớm), trưởng (nuôi cho khôn lớn), cố (trông nom), phục (là xem tính t́nh mà chỉ bảo), phúc (là bảo vệ) đó là chín chữ cù lao mà không đức con nào trong nhân gian có thể đáp đền cho trọn vẹn được. “Ơn cha trọng lắm ai ơi, nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau.” Thế nên, làm sao mà nói hết được: "Đố ai đếm được lá rừng, đố ai đếm được mấy từng trời cao, đố ai đếm được v́ sao, đố ai đếm được công lao mẫu từ" Lời thơ ấy là minh chứng cho sự bất khả thuyết (không thể nói hết), bất khả tư ngh́ (không thể nghĩ cho cùng) khi muốn định lượng công đức của Cha và Mẹ. V́ công sinh thành, dưỡng dục ấy đă vượt ra ngoài mọi định chế của nhân gian, không thể cân, đo, đong, đếm… Thế nên: Nước biển mênh mông không đong đầy t́nh Mẹ, mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha” hay “ân Cha dưỡng dục dường non Thái, nghĩa Mẹ sinh thành tợ biển Đông.” Núi Thái kia cao vời vợi ấy đâu thể sánh được với công Cha. Biển Đông kia dẫu có mênh mông và thẩm sâu đến thế nhưng làm sao sánh nổi với nghĩa của Mẹ hiền. Để rồi, những đứa con khi lớn khôn rong ruổi khắp muôn phương, đối diện với ḍng đời xuôi ngược, tất bật với thế thái nhân t́nh, bôn ba với ḍng đời vạn nẻo… mới chợt nhận ra là: “Đi khắp thế gian không ai thương con bằng Mẹ, gian khổ cuộc đời không ai nặng gánh bằng Cha.”

H́nh bóng của Cha là biểu tượng con sự vững chải, nghiêm nghị mà t́nh thương cho con th́ sâu kín: “Cha cho con một cuộc đời, mối t́nh sâu kín trong lời dạy khuyên, ḷng cha nghiêm nghị thiêng liêng, cho con lẽ sống giữa miền trần gian.” Chính sự ẩn tàng ấy sâu kín của t́nh thương Cha ấy đă tiếp cho con bản lĩnh sống giữa cuộc đời. Bản lĩnh và nghị lực sống của con bây giờ có phải chăng đă di truyền từ Cha: “Cha là bầu trời, con thơ là hạt bụi, con lẫn vào cha từ bé đến muôn đời.” Và Mẹ cũng vậy, “Mẹ hiển nhiên như trời đất đă thành, như cuộc đời không thể thiếu trong con”. Và rồi, từ cái không có ǵ đó, con được sinh thành, được trưởng dưỡng để lớn khôn. Từ một hạt bụi như muôn ngàn hạt bụi lang thang, con về đây nương gá nơi bào thai Mẹ: “H́nh hài con khi c̣n là hạt bụi, lớn lên dần qua tim mẹ bao dung.” Chỉ có t́nh thương thôi, mà Cha và Mẹ đă tạo dựng nên sắc màu của cuộc sống muôn trùng. Và t́nh thương ấy không bao giờ phai nhạt. “Mẹ là sữa ngọt quê hương, rót vào thiên kỷ nguồn thương cho đời.” Con nên danh phận, hạnh phúc với cuộc đời th́ Cha Mẹ vui mừng cho con. C̣n nếu như, con thất bại, hiu quạnh giữa muôn người th́ Cha Mẹ lại là người gần con nhiều hơn để nâng đỡ, vỗ về, chia sẻ… “Con dù lớn vẫn là con của Mẹ, đi hết cuộc đời ḷng Mẹ vẫn theo con.” Khi con lớn khôn, bước vào đời, rời xa ṿng tay che chở của Cha Mẹ, con đi xa cho thỏa chí tang bồng. Có thể là, con cần phải đi xa để lo cho sự nghiệp của ḿnh. Hay cũng có thể là, con đi xa chứng minh rằng ḿnh đă lớn, đă có thể tự lập được rồi, không c̣n muốn Cha Mẹ chăm nom nữa... Nhưng dẫu có xa đến đâu, dẫu con có phiêu bạt ở chân trời hay góc biển nào th́ t́nh thương của Cha Mẹ ấy, tấm ḷng của Cha Mẹ ấy vẫn dơi theo con như ánh trăng rằm theo người lữ khách đêm khuya. “Mẹ vầng trăng sáng thiên thu, soi đời con bước lăng du hải hà” Hơn thua, được mất ở đời… cái ǵ rồi cũng bị phủ mờ dưới lớp bụi của thời gian. Nhưng t́nh thương của Cha và của Mẹ th́ không hề nhạt đi. “Biển đông có lúc đầy vơi, chớ ḷng cha mẹ suốt đời tràn dâng.”

Với t́nh thương mênh mông của Cha Mẹ ấy, với công đức sinh thành và dưỡng dục ấy… phận làm sao con cái sao có thể quay lưng lại được. Kinh Thi có câu: “Phụ hề sinh ngă, mẫu hề cúc ngă, ai ai phụ mẫu sinh ngă cù lao, dục báo thâm ân, hạo Thiên vơng cực.” Nghĩa là: Cha sanh ta, mẹ nuôi ta, thương thay Cha Mẹ sinh dưỡng ta khó nhọc, muốn báo đáp ơn sâu, ơn đức của Cha Mẹ mênh mông như bầu Trời. “Mênh mông ḷng mẹ thương ta, xin ḥa thành bản t́nh ca dâng người.” Vô phương trước sự báo đáp, đền trả công ơn sinh thành dưỡng dục, những người con chỉ có thể tri ân thôi và cũng chỉ có thể báo bổ trong muôn một thôi. Và nhất là đối với Cha Mẹ c̣n sinh tiền th́ phải hết ḷng phụng dưỡng, sớm viếng tối thăm, ân cần thưa hỏi. Chính sự thưa hỏi đó, làm cho Cha Mẹ được nguôi ngoa ở tuổi xế chiều, làm cho Cha Mẹ không cảm thấy cô liêu, quạnh quẻ với cái già, cái bệnh đơn côi. Với ḍng chảy của thời gian trôi nhanh vun vút ấy, mấy ai trong nhân gian có thể thoát khỏi cảnh lăo bệnh nầy. Lúc c̣n trẻ th́ Cha và Mẹ đă v́ ḿnh mà lam lủ, bôn ba để tạo dựng, xây đắp cho gia đ́nh, con cái. V́ vậy mà khi về già, sức khỏe của Cha Mẹ hao ṃn, đau nhức toàn thân. Có bao giờ con đă trả ơn bằng cách đấm lưng cho Cha, bóp tay cho Mẹ chưa, hay con đă vô tâm bỏ mặc, lăng quên sự đau nhức ấy...

Ôi nói sao cho hết tấm ḷng hi sinh cao cả, vô bờ bến một đời của Cha, một đời của Mẹ. Cho nên: “Ai c̣n Mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không!” Lời nhắn nhủ ấy, gần giũ, thân thương như bài ca “Bông hồng cài áo”. “Rồi một chiều nào đó anh về nh́n Mẹ yêu, nh́n thật lâu, rồi nói, nói với Mẹ rằng “Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ?” Biết ǵ? “Biết là, biết là con thương Mẹ không ?””  

Mùa Vu Lan năm nay lại về, xin cầu chúc cho hai đấng sinh thành khắp cả mười phương luôn được an lành và hạnh phúc trong t́nh thương yêu và kính trọng của con cháu. Xin cài lên áo anh, chị, em một đóa hoa hồng để biết là ḿnh đang rất hạnh phúc c̣n Mẹ trên đời. Và "Vu Lan đến thêm người cài hoa trắng, trần gian buồn thêm một kẻ mồ côi", xin chia buồn với những ai đă không c̣n Mẹ trên đời. Để rồi một ngày nào đó, "con về quỳ giữa quê hương, thầm hôn lên những bước đường Mẹ qua."

Chùa Phật Đà, San Diego ngày 9/8/2011.
Nguồn: http://www.thuvienhoasen.org


(Tranh cuả www.minhkhai.com.vn)



Trở lại trang mặt