Những Nhân Vật Trong Tây Du Ký
Thiền SưThanh Hải






Thanh Hải Vô Thượng Sư giảng tại Thiền Nhị , Hồng Kông
Ngày 1 tháng 10 , 1993 (Nguyên văn tiếng Trung Hoa)


"Tây Du Ký" là một cuốn sách về những thể nghiệm và những cạm bẫy trong sự tu hành . Càng đọc, tôi càng ngưỡng mộ tác giả . Ông đã diễn tả một cách sống thực về cuộc đời của chúng ta cùng những phẩm chất nội tại và đã dùng đủ các ví dụ để diễn tả các chướng ngại trong tu hành và phương pháp để vượt qua . Chúng ta càng tu hành càng hiểu được hàm ý của cuốn sách này , càng cảm giác rằng đây không phải là một cuốn tiểu thuyết thần thoại . Thực vậy , có rất nhiều đạo lý rất hay . Quý vị sau khi bắt đầu tu pháp Quán Âm xem rồi sẽ càng hiểu nhiều hơn , thật sự sẽ nhìn thấy chân ngã của mình và trở nên khai ngộ !

Đường Tam Tạng trong cuốn Tây Du Ký là một vị thầy nhân từ , hiền lành và nghiêm trang . Nhưng ba đệ tử của ông thì sao ? Tất cả trông thật xấu xí , lại còn đi giết người nữa . Người thường nhìn thấy họ đều sợ đến chết , nhưng Đường Tam Tạng lại không sợ hãi , mà còn nhận họ làm đệ tử , rồi sau họ mới nhất tâm ủng hộ Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh thành công . Nếu không có ba vị ác đồ đó , Đường Tam Tạng rất có thể không sao đến được Tây Phương . Cho nên bất cứ thứ gì đều có công dụng của nó . Nếu chúng ta có thể hiểu được luật của vũ trụ , hiểu bí mật của Tạo Hóa , chúng ta có thể khiến mọi thứ thành hữu dụng . Không có thứ gì là vô dụng cả .

Đừng cho rằng Tôn Ngộ Không , Trư Bát Giới , Sa Tăng là không hiện hữu . Họ là biểu tượng cho những phẩm chất bên trong của chúng ta , và là sự tranh đấu của Huyền Trang trải qua trên hành trình đi thỉnh kinh . Tôn Ngộ Không là đại biểu cho sự thông minh , trí huệ , lực lượng tối thượng . Mỗi lần gặp nạn đều cầu chư Phật giúp đỡ và mỗi lần gặp vấn đề khó khăn đều được giải quyết . Trư Bát Giới đại biểu cho tính lười biếng và ham gái đẹp . Đôi khi nhìn thấy mỹ nhân là động tâm và thấy thức ăn ngon là nổi lòng tham . Còn Sa Tăng đại biểu cho sự an hòa , quân bình và trong trạng thái không có xấu , không có tốt hiện diện .

Trong sách diễn tả Tôn Ngộ Không là một nhân vật , vô cùng thông minh , còn biết 72 pháp thần thông biến hóa , tượng trưng cho đầu óc và lực lượng bên trong của Huyền Trang . Trước khi khai ngộ , Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung , tự xưng mình là Tề Thiên Đại Thánh , đó chỉ là những phẩm chất tranh đấu bên trong của chúng ta : Nếu như đã cao được như Thiên Đế thì ông khỏi làm náo loạn nữa . Tôn Ngộ Không cũng như chúng ta , tuy biết bên trong của mình có phẩm chất Thượng Đế là quả vị tối cao đó , nhưng vì chúng ta chưa đạt được quả vị đó , cho nên chúng ta không có niềm tin nơi chính mình . Hoặc hôm nay chúng ta tin , nhưng ngày mai lại bị lung lay , rồi ngày mốt không dám khẳng định . Nếu giả thử chúng ta vừa được khai ngộ và biết mình là ai , chúng ta sẽ cảm thấy mình thanh cao và hợp nhất cùng đất Trời , vạn vật .

Nhưng thế giới Ta Bà này có rất nhiều khó khăn . Khi chúng ta gặp phải các chướng ngại và một số vấn đề , thì chúng ta sẽ rớt xuống đẳng cấp của phàm phu . Chúng ta hoài nghi chính mình và tự cảm thấy mình rất yếu đuối , không nơi nương tựa , không có lực lượng . Rồi chúng ta rất buồn bực . Bất cứ ai nói chúng ta là Phật Bồ Tát , chúng ta đều không muốn nghe . Chúng ta đã mất đi tự tin . Tất cả những người tu pháp môn Quán Âm đều trải qua những thể nghiệm của Tôn Ngộ Không . Vì thế nên mới tranh đấu và gây ra rất nhiều phiền phức . Hôm nay chúng ta muốn thành Phật , ngày mai lại không muốn . Hôm nay chúng ta là Phật , ngày mai lại thành ma , chạy tới chạy lui . Đây là sự dằn vặt nội tâm của Huyền Trang . Tác giả dùng con khỉ để điển hình cho đầu óc không yên của chúng ta . Nhưng đầu óc lại rất thông minh và nhiều quyền năng . Muốn gì là có đó , muốn cảnh giới nào thì cũng có thể đi đến cảnh giới đó . Nhưng dù có đi tới đâu , nó vẫn còn ở trong cái tâm này , không qua khỏi tam giới .

Quý vị xem trong Tây Du Ký , Tôn Ngộ Không cùng Huyền Trang đến Tây Thiên thỉnh kinh , là để cứu độ chúng sanh . Nhưng Phật Trời lại hay gởi yêu quái đến để hại họ . 81 mối họa đều do Phật Bồ Tát tạo ra . Đây nghĩa là gì ? Nghĩa là không có khảo nghiệm , chúng ta sẽ không khôn lớn , cũng giống như không thể thành một người lính giỏi nếu không được huấn luyện , và một đứa trẻ sẽ không chịu học hành chăm chỉ nếu không có các kỳ thi . Cho nên , khảo nghiệm đối với chúng ta rất có lợi , khiến chúng ta biết mình có tiến bộ niềm tin có lay chuyển hay không .

Chúng ta đọc truyện thấy thầy trò họ bị cây rừng làm hại , hoa lá trói buộc , hoặc thần núi hãm hại v.v... Điều này giống như tôi thường nói với quý vị rằng thế giới bên ngoài có khi không an toàn và còn nguy hiểm cho chúng ta . Nếu nhìn lâu chúng ta sẽ bị lạc lối và quên mất bản tính nguyên thủy của mình . Rồi chúng ta sẽ dễ bị trói buộc vào đấy . Giống như khi chúng ta đã ở quen một nơi nào rồi và không muốn đi chỗ khác hoặc không thể ngủ ở chỗ khác . Một người tu hành cũng giống vậy . Đôi khi đi qua một nơi nào đó thì muốn ở lại . Mục đích của họ vốn là đi thỉnh kinh và thành Phật . Nhưng khi họ đến một nơi nào đó , nhìn thấy núi rừng nước non cảnh đẹp , hoa nở trái ngon , họ chỉ muốn ở lại hơn là tiếp tục cất bước . Họ nghĩ rằng : "Được rồi ! Tại sao lại muốn thành Phật ? Ta sẽ ở lại đây vui hưởng cùng cây cỏ hoa lá và làm thơ , ngâm thơ !"

Cho nên quý vị xem cuốn Tây Du Ký trong đó có một số thần cây , thần hoa chạy đến dụ dỗ Huyền Trang , sau đó thiếu chút nữa là ông cũng thích . Đó là vì ông đang bắt đầu thích phong cảnh đó , chứ không phải thần cây nào ra bắt ông đâu . Ông tự chấp vào nơi đó , thì cũng như bị cây trói buộc ông , hoa quả trói buộc ông vậy . Vả lại cây cối , hoa cỏ đều có tinh thần của chúng . Nếu chúng ta ưa thích chúng , cây cối sẽ câu thông với chúng ta . Để rồi sau đó chúng ta càng thích chúng , chúng càng trói buộc chúng ta ở nơi đó . Và đẳng cấp của chúng ta ngừng ở đó . Chúng ta nên tiếp tục đi tới trong việc tu hành và không ngừng lại ở bất cứ nơi đâu . Vì thế chúng ta nói nhìn thế giới bên ngoài rất nguy hiểm , là nghĩa như thế đó .

Tôn Ngộ Không tượng trưng cho trí huệ tương đối hiểu biết của chúng ta . Cho nên nếu Tôn Ngộ Không không cẩn thận và nghe theo những tập quán phàm phu của Huyền Trang , ông ta sẽ cũng bị kẹt trong tai họa . Nhưng vì ông là "ngộ không" mà , cho nên sớm muộn gì ông cũng sẽ thoát ra được , không bị mắc kẹt quá lâu . Nhưng Bát Giới thì bị kẹt ở trong đó ! (Sư Phụ cười) Cho nên có một lần Phật Bồ Tát hóa thành ba cô gái đẹp , kết quả Trư Bát Giới không biết , bị sắc mê hoặc rồi bị mắc trong lưới . Dù không bị thương hại gì , nhưng vẫn bị trói buộc một thời gian . Trói buộc là gì ? Ngay cả người đó thật sự rất đẹp , hoặc thật sự Phật Bồ Tát hóa thành , và quý vị thương yêu cô , quý vị vẫn bị cảm tình trói buộc . Ý định nguyên thủy của quý vị là đi Tây Phương thỉnh kinh . Nhưng quý vị đã ngừng lại ở đây vì sự luyến thương một thời gian . Điều này đương nhiên sẽ làm chậm hành trình tu tập của quý vị . Cho nên ngay cả hóa thân Phật Bồ Tát , chúng ta cũng đừng bận tâm đến . Phải cẩn thận để không bị những thứ gọi là nữ sắc hoặc là những việc thiện lành của thế giới này trói buộc .

Có một lần , Đường Tam Tạng bị kẹt ở trong động của con nhện , những con nhện đó hóa thành mỹ nhân và đám trẻ em buộc ông lại . Điều này là tượng trưng cho gia đình . Có thể lúc đó ông muốn có một mái gia đình và đang thắc mắc tại sao phải đi thỉnh kinh nhọc nhằn như vậy ? Sao không lấy một người vợ , sau đó sinh ra vài nghiệp chướng dễ thương có phải là hay hơn sao ? (Mọi người cười) Hễ quý vị có ý nghĩ này là quý vị bị trói buộc tại nơi đó ! Ngay cả sự thực quý vị không có vợ hoặc con cái ở chung quanh trói buộc quý vị , nhưng khi quý vị nghĩ tới , là đã bị ràng buộc , đẳng cấp đã đổi khác rồi ! Rồi nếu quý vị để cho tư tưởng này ngự trị trong quý vị dài lâu , quý vị đã bị ràng buộc ở đó mãi mãi . Cho nên thật sự không phải là con tinh nhện hoặc con tiểu tinh nhện đan màng lưới trói buộc ông . Đây chính là những ý nghĩ của ông . Ông tự buộc mình vào hoàn cảnh đó . Chúng ta có khi vì đường tu hành rất dài , khó có thể tránh khỏi sự thay đổi của đầu óc , lúc thế này , lúc thế kia . Người viết đã dùng câu chuyện để diễn tả nội tâm của Tam Tạng và tinh thần khắc phục chướng ngại bên trong của ông .

Còn có một loại Bạch Cốt Tinh biến thành người đẹp để dụ dỗ người ta rồi hút máu . Con Bạch Cốt Tinh này là ai vậy ? Là tinh thần bên trong con người chúng ta , hay phẩm chất muốn dùng nữ sắc để dụ dỗ người ta . Cho nên thời xưa những người tu hành đã dùng bạch cốt quán để chế ngự sự ham muốn của họ . Họ tu tập cho tới khi có thể nhìn thấy ai cũng là nắm xương trắng . Điều đó cũng đúng . Nếu quý vị nhìn qua hình dáng một người con gái hay con trai xinh đẹp , thì chỉ thấy những gì mà họ có bên trong toàn là xương trắng hay một bộ xương người mà thôi !

Chúng ta nhìn thấy Tôn Ngộ Không bị Quán Thế Âm Bồ Tát gạt cho đeo vòng kim cô lên đầu ông . Có thể quý vị sẽ nghĩ rằng : "Tại sao Quán Thế Âm Bồ Tát lại không có lòng từ bi ?" Nhưng nếu không làm như vậy thì không sao khống chế ông được , Quán Thế Âm vì muốn chỉ dạy ông , giúp đỡ ông , nên phải cho ông cái vòng kim cô . Bằng không , chẳng có cách gì thay đổi được cá tính của ông và ông không thể tu thành quả vị gì cả . Cho nên Phật Bồ Tát không phải bất cứ lúc nào cũng mỉm cười rồi cho kẹo , cho quà . Làm như vậy là cưng hư quý vị , giống như tặng quý vị một tấm vé đi địa ngục vậy !

Giờ đây quý vị đã hiểu được những ví dụ của câu chuyện này chưa ? Chúng ta đều có những phẩm chất của loài heo , loài khỉ ở bên trong chúng ta . Quý vị nhìn thấy loài vật cũng ăn uống , cũng sinh con cái , cũng biết chăm nom con cái , có gì khác với chúng ta đâu ? Cho nên nếu chúng ta không tu hành , chúng ta cũng không khác gì động vật bao nhiêu . May mắn cho chúng ta là có tu hành , có phát triển trí huệ . Động vật thì không hiểu biết nhiều như chúng ta . Cho nên cần phải chăm sóc điểm "tam tạng" của quý vị (Sư Phụ chỉ vào mắt trí huệ), trau dồi khía cạnh từ bi của mình , đừng để phẩm chất loài khỉ và loài heo kiểm soát cuộc sống hàng ngày của mình và làm dơ bẩn "căn nhà" quý giá của quý vị .




Quý vị thấy mỗi lần Huyền Trang đi đến đâu đều có yêu quái muốn bắt ông , ăn thịt ông . Ở đây , ăn thịt không phải là đem cắt ra thành từng miếng thịt để ăn , mà có nghĩa là sự đày đọa tinh thần của chúng ta , làm cho chúng ta chịu không nổi , ăn không ngon , ngủ không yên , làm cho thân thể của chúng ta càng ngày càng yếu đuối . Sự vật vã của tinh thần như vậy cũng giống như bị cắt thịt xẻo da .

Có một số ma có thể hút nguyên khí hay sinh lực của người ta . Chúng ta càng nhiều dương khí , ma quỷ càng thích hút . Bị hút quá nhiều sinh khí có thể khiến chúng ta sẽ bị ngất xỉu . Có ma quỷ có thể mang hình người . Trong cuốn Tây Du Ký , có một con Bạch cốt tinh đã giết người bằng cách nhập vào cơ thể đó , hút hết sinh khí , rồi ra ngoài dụ dỗ người . Chúng ta không thể nhận diện ra chúng qua hình dáng bên ngoài . Cho nên ngoài đời có một số người bị ma nhập , thân thể là người , bên trong là ma . Khi chúng vừa đến gần chúng ta , chúng ta cảm thấy suy nhược và không giống như trước nữa . Nếu như chúng ta bị nó mê hoặc , chúng ta càng mất đi bản tính nguyên thủy của mình . Tôi đã thấy một số người bị ma lôi kéo đi , trông họ khác hẳn . Dù sau này có sám hối đi nữa , trông họ vẫn khác xưa và cần phải lâu lắm mới hồi phục được . Có thể chính họ cũng không biết là họ đã bị dụ dỗ , giống như một người đang say ngủ không biết được trạng thái của họ , một người say không biết là mình đang say , hay một người bị bệnh thần kinh không ý thức được là mình đang mắc bệnh .

Có khi , chỉ một chút bất cẩn hay quá nhiều ý tưởng đen tối có thể khiến để cho Ma vương lợi dụng được một người bình thường . Ma vương kiếm cách để xâm nhập và làm ô nhiễm người đó , khiến người này trở thành nửa người nửa ma , biến hành động của họ trở nên kỳ quái , tư tưởng cũng lạ lùng . Chúng ta hành động không giống như bình thường . Thật hãi hùng biết bao ! Cho nên chúng ta lúc nào cũng phải giữ gìn thân khẩu ý thanh tịnh , không nên nghĩ bậy bạ , hướng về những tư tưởng đen tối , nếu không chúng ta sẽ gặp phiền phức . Chúng ta đều có sự tự do lựa chọn . Vị Sư Phụ không thể lúc nào cũng cấm đoán quý vị nghĩ điều gì . Quý vị có quyền suy nghĩ . Quý vị phải tự chăm sóc cho mình . Chỉ khi nào quý vị để vị Sư Phụ bảo hộ thì lúc đó Ngài mới có thể bảo hộ , bằng không , Ngài không thể xen vào . Quý vị không cần Ngài giúp cũng không sao , nhưng đừng chống lại nếu Ngài giúp quý vị . Con người có ý chí tự do . Nếu quý vị chống trả , thì cả Thượng Đế lẫn vị Sư Phụ cũng không thể xen vào được . Đây là pháp luật của vũ trụ và đây là lý do tại sao thế giới hỗn loạn . Nếu như Phật Trời có thể can thiệp vào đầu óc của chúng ta thì không có chuyện gì xảy ra nữa , nhưng cũng chẳng có kịch để diễn , không đau khổ và vui sướng nào nữa . Mọi cảnh giới đều giống nhau . Mọi người đều được đem lên Niết Bàn .

Quý vị phải hiểu rằng phải nương vào chính mình để theo đuổi con đường tu hành , đèn phải tự mình thắp , đường phải tự mình đi . Nếu quý vị đau ốm và không thể bước đi được , lẽ dĩ nhiên vị Sư Phụ sẽ cõng quý vị đi . Nhưng nếu quý vị kháng cự lại vị Sư Phụ và muốn đi ngược đường , thì Ngài cũng chỉ có thể đi theo mà thôi . Dù biết là quý vị càng ngày càng xa , nhưng Ngài vẫn đi theo , không thể bỏ rơi quý vị , nhưng cũng không thể can thiệp vào .

Cho nên , hãy cẩn thận ! Yêu ma rất nhiều . Không phải quý vị chỉ gặp ma quỷ khi quý vị đi Tây Phương thỉnh kinh . Nơi đây , mỗi ngày quý vị cũng là người đi Tây Phương thỉnh kinh , còn xa hơn là đến nước Ấn Độ , hành trình của chúng ta còn khó khăn hơn . Quý vị có lúc vấp ngã , nhưng nếu nhớ quay trở về là được rồi . Khi ngã xuống quý vị hãy nhớ rằng không nên chống cự lại người kéo quý vị lên . Có như vậy chúng ta mới bớt nguy hiểm . Ngay cả khi ngã xuống , chúng ta không nên nằm vạ bên đường . Đừng cố ý ngã lăn xuống và nghĩ rằng mình vẫn còn rất hay .



97